LỜI VÀNG Ý NGỌC
Trích dẫn từ tập 6 bộ sách “Con đường đạt đến Nhân Sinh Hạnh Phúc” .
Người giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc
1. “Đệ Tử Quy”: “Đệ Tử” không chỉ nói về trẻ nhỏ, mà mỗi một người học sinh muốn học tập giáo huấn của Thánh Hiền đều được xưng là “Đệ Tử”. Chữ “Quy” là quy phạm, chúng ta tuân thủ quy phạm này thì có thể khiến cho đức hạnh của chúng ta ngày một nâng cao.
2. “Thủ hiếu đễ” (Hiếu đễ trước), chữ “thủ” này chính là nói đến căn bản làm người là ở hiếu đạo và đễ, thương yêu anh em, chị em, tôn kính trưởng bối, “Hiếu” và “Đễ”. Ở trong “Đễ” còn bao gồm một thái độ rất quan trọng, chính là tâm cung kính, cung kính đối với trưởng bối. Đạo đức, học vấn của một người đều là từ trong “hiếu” và “kính” mà không ngừng nâng cao, không ngừng lưu lộ ra. Kỳ thật, một người chỉ cần làm được “hiếu” và “đễ” thì tin tưởng họ có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
3. “Đại đạo chí giản”, những đạo lý thâm sâu kỳ thật đều là rất căn bản, rất đơn giản.
4. Một nhà “hiếu” thì một nước liền “hưng hiếu”. Khi người dân xem thấy người lãnh đạo mà họ sùng kính đều hiếu thuận đến như vậy, họ sẽ rất cảm động, sẽ bắt chước làm theo.
5. Người xưa nói: “Một nhà có lòng nhân thì một nước có lòng nhân. Một nhà biết lễ nhường thì một nước biết lễ nhường”. Lễ nhường của họ sẽ dẫn dắt nhân dân toàn quốc biết lễ nhường, rất nhiều việc tranh giành tự nhiên liền sẽ giảm ít. Bởi vậy, trên làm dưới noi theo, việc này đích thực là cảm ứng không thể nghĩ bàn.
6. Lòng người và thiên địa vạn vật có sự giao cảm. Lòng người thiện thì mưa thuận gió hòa, lòng người ác thì tai nạn triền miên.
7. Thành tâm lo việc tang lễ, hoài niệm tổ tiên thì phong khí xã hội sẽ trở nên thuần phác.
8. Hiếu là cái gốc của đức hạnh.
9. Dù đi học hay đi làm nhưng hễ đến ngày nghỉ thì phải nhớ trở về nhà thăm cha mẹ.
10. Ngay khi một người có thể làm được “hiếu” và “đễ” rồi, một người có lòng hiếu thuận, họ biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Khi họ hiếu thuận đối với cha mẹ của chính mình, thì họ đối với cha mẹ của người khác cũng sẽ đối đãi cung kính giống như vậy. Bởi vậy, “Đệ Tử Quy” có dạy: “Việc chú bác, như việc cha. Việc anh họ, như anh ruột”.
11. Chúng ta cầu học vấn có một thái độ rất quan trọng là phải ôn tập, phải trả bài, còn phải chuẩn bị bài trước.
12. Chúng ta sáng sớm và buổi tối đều cần phải đọc “Đệ Tử Quy”. Buổi sáng đọc một lần là chúng ta nhắc nhở chính mình hôm nay phải căn cứ vào những lời giáo huấn này mà làm. Buổi tối đọc một lần để chúng ta phản tỉnh những hành vi, việc làm của ngày hôm nay. Những việc gì tương ưng với Kinh điển thì ta chính mình khích lệ chính mình, những việc gì vẫn chưa làm được thì phải mau nhắc nhở chính mình sửa đổi lại. Buổi tối thì không nên để trước khi đi ngủ mới đọc, vì nếu như vậy thì vẫn chưa đọc mà đã ngủ mất rồi. Tốt nhất là khi đi làm về, rửa tay rửa chân xong, trước khi ăn cơm thì chúng ta đọc, vừa vặn có thể đối chiếu hành vi của một ngày hôm nay.
13. “Cẩn” là cẩn thận, cẩn thận ngôn ngữ và hành vi, đối với đời sống của chính mình phải có quy luật, không nên làm lộn xộn, rối rắm. Ngay đến năng lực chăm sóc chính mình còn không có, huống hồ gì gánh vác trọng trách gia đình.
14. “Nhân vô tín bất lập” (Người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội). Một người nếu như không có tín thì rất khó đứng được trong xã hội.
15. Giáo huấn của Khổng Lão Phu Tử xem trọng bốn loại học vấn: Thứ nhất là đức hạnh, thứ hai là ngôn ngữ, thứ ba là chính sự, thứ tư là văn học. Ngôn ngữ vì sao đứng ở vị trí quan trọng thứ hai sau đức hạnh? Bởi vì việc tương tác và giao tiếp giữa người với người sử dụng nhiều nhất là ngôn ngữ. Một lời nói có thể hưng vượng đất nước, một lời nói có thể mất nước, một lời nói có thể làm cho gia đình hòa vui, một lời nói có thể làm cho gia đình không ngừng đấu tranh. Vì vậy phải học tập ngôn ngữ, việc này rất quan trọng.
16. “Yêu bình đẳng”, yêu thương rộng rãi tất cả mọi người.
17. “Gần người nhân”, thân cận người nhân đức. Bởi vì chúng ta mỗi giờ, mỗi phút thân cận người có nhân đức thì có thể nâng cao học vấn, đạo đức của chính mình. Nếu như bên cạnh đều là người tâm địa xấu ác, thì ngôn ngữ, hành vi của chính mình sẽ càng ngày càng trở nên thô tục. Do đó, thân cận người nhân đức là việc rất quan trọng, thân cận người nhân đức cũng có thể tăng trưởng trí tuệ của chúng ta. Nhân sinh có trí tuệ thì mới có thể đưa ra chọn lựa đúng, cuộc đời mới có thể càng đi càng nhẹ nhàng. Nếu như không chọn lựa đúng, thì cuộc đời càng đi sẽ càng nặng nề.
18. “Có dư sức, thì học văn”. Khi chúng ta đã chắc thật học được tốt những hành vi, những đức hạnh lập thân, xử thế rồi, nếu vẫn còn có dư thời gian thì có thể xem nhiều những văn chương hay. “Học văn”, văn chương của thời xưa là lấy văn để tải đạo, dùng văn chương để hiểu đạo, để truyền tải đạo lý. Cho nên người xưa viết văn chương rất là cẩn trọng, nếu là chân thật chắc chắn có thể lợi ích người đời sau thì họ mới lưu lại. Người hiện tại viết văn chương là nghĩ ra thứ gì thì viết thứ đó, họ mặc kệ thiên hạ có đại loạn hay không. Họ không đủ cẩn trọng đối với ngôn hạnh của chính mình. Vì vậy, “Học văn” vẫn là xem văn chương của cổ Thánh tiên Hiền thì tương đối bảo đảm, bởi vì những văn chương này đều là trải qua mấy ngàn năm ấn chứng, đích thực có thể khởi phát trí tuệ con người.
19. Tích lũy lâu ngày thì giọt nước có thể xuyên thủng đá. Không nên xem thường sự tích lũy mười phút, hai mươi phút mỗi ngày, gọi là: “Thời gian ít, cần chăm chỉ. Công phu đủ, đọc liền thông”.
20. Chữ “hiếu” là chữ hội ý, bên trên là chữ “lão”, bên dưới là chữ “tử”. “Lão” là chỉ thế hệ trước, “tử” là chỉ thế hệ sau. Thế hệ trước và thế hệ sau hợp thành một thể, chính là chữ “hiếu”.
21. Cha mẹ mỗi giờ đều nghĩ đến phải dạy tốt con cái, thế nhưng dạy bảo con cái nhất định phải có phương pháp tốt.
22. Mục tiêu của giáo dục là bồi dưỡng điều thiện và uốn nắn sai lầm. Câu nói này đã nắm lấy được hai cái trục lớn của giáo dục. Ngày nay chúng ta muốn dạy tốt được trẻ nhỏ, nhất định hiểu rõ cần phải trưởng dưỡng cái thiện của chúng. Sau đó chúng ta phải phòng ngừa, thậm chí phải dạy bảo chúng cái gì là sai lầm.
23. Việc học cũng như chèo thuyền ngược nước, không tiến ắt lùi.
24. Trẻ nhỏ phản nghịch là kết quả, nguyên nhân này do đâu? Bởi vì trẻ nhỏ hiện tại không được tiếp nhận giáo huấn Thánh Hiền, không được tiếp nhận sự dạy bảo về “hiếu – đễ”. Chúng không có hiếu tâm, không có tâm cung kính, đương nhiên hành vi, ngôn ngữ đối với cha mẹ liền sẽ có mạo phạm. Nguyên nhân này cộng với hoàn cảnh bên ngoài rất nhiều ô nhiễm, chúng lại đi bắt chước những bạn học không tốt, bạn bè không tốt. Đến sau cùng hiện tượng phản nghịch sẽ càng ngày càng nhiều. Do đó, nếu muốn hiện tượng phản nghịch tiêu trừ, quan trọng nhất là phải duy trì giáo dục Thánh Hiền. Sau đó phụ huynh phải hiểu được lấy mình làm gương, làm tấm gương tốt cho trẻ nhỏ.
25. Khi Cha Mẹ không làm ra tấm gương để cho con cái xem thì trong lòng chúng không phục. Khi những việc không phục này dần dần tích lũy, đến khi thân của chúng cao bằng thân của Cha Mẹ, nắm tay cũng lớn như nắm tay của Cha Mẹ, chúng sẽ không nghe lời Cha Mẹ nữa.
26. Dạy trẻ nhỏ phải bắt đầu từ chỗ gắp thức ăn mà bắt đầu. Chúng ta gắp thức ăn đúng thì đã dạy cho trẻ nhỏ đạo làm con một cách chuẩn xác. Học vấn lớn lao nằm ở việc nhỏ này.
27. Biết được trước sau thì gần với đạo vậy. Làm bất cứ việc gì theo đúng thứ tự trước sau thì chúng ta mới xây dựng được chữ “đạo”.
28. Bắt đầu từ hôm nay, khi thường hay gặp những sự việc ngoài ý muốn, chúng ta hãy tư duy đến nguyên nhân – kết quả. Mỗi giờ, mỗi lúc hiểu được phải đi tìm nguyên nhân thì mỗi ngày chúng ta đều đang tăng trưởng trí tuệ. Khi chúng ta tìm ra nguyên nhân thì liền có thể tùy bệnh mà cho thuốc, có thể nhanh chóng đem rất nhiều tình huống chuyển biến phát triển thành hướng tốt đẹp.
29. Lệch một li thì sai đi ngàn dặm.
30. Cha Mẹ dùng sự yêu ghét để dạy con thì con cái liền sẽ học lấy cái yêu ghét, mà không phải học được tình nghĩa, ân nghĩa.
31. “Hiếu đạo” vẫn là từ nơi nơi vì người mà lo nghĩ.
32. “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”
33. Kỳ thật không phải là người khác không thể thay đổi mà đều là chính mình làm mình thất bại, bản thân mình không tin tưởng. Ngay khi quý vị không có lòng tin, rất nhiều việc quý vị nhất định sẽ làm không được.
34. Phụ huynh hiện tại khi vừa gặp được điều gì tốt lập tức không nghĩ chính mình phải làm trước, mà đẩy ngay cho Thầy Cô dạy.
35. “Con người nào phải Thánh Hiền, ai chẳng lầm lỗi? Có lỗi mà biết sửa, còn gì tốt hơn!”.