Lời Vàng Ý Ngọc – Tập 5

 

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Trích dẫn từ tập 5 bộ sách “Con đường đạt đến Nhân Sinh Hạnh Phúc” .

Người giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

1. Trí tuệ của nhân sinh từ trong lấy bỏ mà thấy ra được. Có xả mới có đắc. Bớt kiếm tiền lại, giáo dục con cái nhiều hơn hay là chúng ta muốn kiếm được nhiều tiền rồi lơ là giáo dục trẻ nhỏ? Kết quả có được nhất định sẽ không như nhau.

Daisy PNG Clipart Image

2. Đời sống nghèo khổ, đời sống thiếu thốn làm cho người càng có chí khí, càng có hiếu tâm. Cho nên chúng ta phải cảm ơn nghèo khổ.Daisy PNG Clipart Image

3. Không nên để tiền lại cho con cháu, mà quan trọng hơn là phải lưu lại trí tuệ cho con cháu, lưu lại tấm gương tốt cho con cháu.Daisy PNG Clipart Image

4. Tiên sinh Tư Mã Quang đã từng nói: “Để tiền lại cho con cháu chưa chắc con cháu có thể giữ được; để sách lại cho con cháu, con cháu chưa chắc có thể đọc; không bằng trong âm thầm để lại âm đức cho con cháu, là cách tính dài lâu cho con cháu”.Daisy PNG Clipart Image

5. “Nhà tích điều thiện ắt thừa niềm vui”.

Daisy PNG Clipart Image

6. Âm đức nhất định có thể che chở cho con cháu đời sau. Âm đức không chỉ có thể che chở cho con cháu đời sau, mà ngay khi chúng ta làm việc thiện, ngay trong quá trình chúng ta lập thân hành đạo đã làm ra thân giáo tốt nhất cho con cháu đời sau. Đây là cha mẹ có trí tuệ nên biết chọn lựa như vậy.Daisy PNG Clipart Image

7. Trên lịch sử ghi chép câu chuyện tam tụ tài, tam tán tài của Phạm Lãi. Người vì sao có thể có tiền của? Nguyên nhân chân thật là ông hiểu được phải bố thí tiền của. Cách làm của Phạm Lãi như vậy cũng là tuân theo giáo huấn của Thánh Hiền.Daisy PNG Clipart Image

8. Biết nhìn người rất quan trọng, không biết nhìn người có thể cả đời sẽ nhận được ảnh hưởng rất không tốt.Daisy PNG Clipart Image

9. “Tài tán tất nhân tụ. Khi chúng ta đem tiền của cho đi thì cái gì sẽ tụ lại? Tất cả mọi người sẽ yêu kính chúng ta, lòng người đều hướng về chúng ta, cho dù chúng ta làm ăn buôn bán gì, họ đều sẽ đến mua giúp, muốn đến ủng hộ, bởi vì chúng ta đã lấy được lòng người. Cho nên tiền tài cho đi không phải là không còn, không phải không nhìn thấy thì là không có. Sức ảnh hưởng vô hình của nó, chỉ cần gặp được duyên thì khởi hiện hành.Daisy PNG Clipart Image

10. Tiền của phải có nhân, có duyên mới có thể có kết quả. Cái nhân nằm ở bố thí tài, duyên là nỗ lực của chúng ta cộng với tương trợ của quý nhân, và cơ hội đến thì tự nhiên sẽ kết cái quả tài phú. Cho nên để kinh doanh tài phú cho gia đình, chúng ta nhất định phải như lý, như pháp mà kinh doanh. Nếu không thì dù chúng ta có nỗ lực cả đời, đến sau cùng có thể vẫn là uổng phí.Daisy PNG Clipart Image

11. Bố thí tài bao hàm nội tàingoại tài. Chúng ta làm việc rất nỗ lực, cộng với kinh nghiệm và trí tuệ của mình, đây đều thuộc về nội tài bố thí. Ngoại tài là tiền vàng, tài vật và vật phẩm. Những thứ này đều có thể tu tài bố thí.Daisy PNG Clipart Image

12. Bố thí tiền tài chưa chắc là quyên tặng càng nhiều thì phúc/phước báo sẽ càng lớn. Phúc/phước điền phải từ nơi tâm mà trồng. Phúc/phước phần cũng là do tâm sinh. Do đó, ngay khi chúng ta có thể tận tâm, tận lực mà bố thí thì cho dù tiền nhiều hay ít đều có thể trồng được phúc/phước phần vô lượng.Daisy PNG Clipart Image

13. Phúc/phước điền của một người, cội gốc vẫn là ở tâm của họ. Chỉ cần chúng ta có cái tâm này, thường biết được xả tài để giúp đỡ người khác, thì phước báo của chúng ta từng li, từng tí đều có thể tích lũy. Cho nên, chúng ta đã có được nhận thức đúng đắn về vấn đề tài phú này thì sẽ không còn sợ được, sợ mất. Xem thấy người khác kiếm được nhiều tiền, tâm của chúng ta sẽ không thấp thỏm không an. Chúng ta cứ thành thật mà tu tài bố thí thì quả báo tự nhiên sẽ hiện tiền. Như vậy là mặt kinh tế được giải quyết rồi.Daisy PNG Clipart Image

14. Phương pháp dạy con trẻ hiếu thuận:

  • Cha Mẹ phải có tình nghĩa, đạo nghĩa
  • Vợ chồng phải có cùng chung nhận thức
  • Giáo dục đương nhiên chủ yếu phải “lấy mình làm gương”
  • Đối với con cái phải có “đạo nghĩa”, nhất định phải dạy tốt trẻ nhỏ. Đó là bổn phận và trách nhiệm của người làm cha mẹ.

Daisy PNG Clipart Image

15. “Tam tòng tứ đức”: “Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”Daisy PNG Clipart Image

16.Phu nghĩa phụ thính” (Chồng có nghĩa, vợ vâng lời chồng)Daisy PNG Clipart Image

17. Người làm chồng phải có ân nghĩa, phải có tình nghĩa, phải có đạo nghĩa. Phải làm đến ân nghĩa, tình nghĩa, đạo nghĩa thì mới có thể làm tấm gương tốt cho con cái, con cái sẽ hiểu được phải hiếu thuận cha mẹ. Đối với vợ, người chồng phải có tình nghĩa. Người vợ cùng với chúng ta gánh vác nặng nhọc, cùng lo liệu gia đình là việc rất không dễ dàng. Cho nên mỗi giờ, mỗi phút người chồng phải nhớ lấy ân tình này của vợ. Người vợ có một ân tình mà cả đời này chúng ta báo đáp cũng không hết, đó chính là giúp chúng ta nối dõi tông đường. Sứ mạng này rất nặng. Nếu không thì chúng ta tự mình không thể làm được. Không người nào có thể thay thế được, chúng ta phải cảm ân vợ. Vì vậy, người làm chồng mỗi lần nghĩ đến vợ chính là nghĩ ta có một người vợ giúp ta nối dõi tông đường. Khi chúng ta lúc nào cũng đem ân đức này để ở trong lòng, vợ chồng ở với nhau không thể nào không tốt.Daisy PNG Clipart Image

18. Người vợ phải có tứ đức: Đức – Ngôn – Công – DungDaisy PNG Clipart Image

19. Người chồng phải có tứ đức: Đức – Ngôn – Công – DungDaisy PNG Clipart Image

20. “Cưới được một người vợ tốt, gia tộc có thể hưng vượng ba đời”. Nếu cưới một người vợ không tốt thì gia đình sẽ bại đến ba đời. Do đó, cưới vợ tiêu chuẩn thứ nhất là đức hạnh. Cưới vợ phải cưới người có đức hạnh.Daisy PNG Clipart Image

21. Dạy trẻ nhỏ phải có cương, có nhu: Có cương, có nhu, nói dễ hiểu một chút chính là có người diễn vai phản diện, có người diễn vai chính diện. Có cương – có nhu, có cứng – có mềm, cho nên chúng ta nói trung dung là đạo, không thể thái quá, cũng không thể bất cập. Nếu như hôm nay chỉ có “ân, đối tốt với trẻ nhỏ tốt không gì bằng, thì chúng sẽ không sợ cha mẹ, sẽ cưỡi lên đầu cha mẹ. Nếu như chỉ có uy, rất hung dữ đối với con trẻ thì con trẻ sẽ có khoảng cách đối với chúng ta. Vì thế, cương – nhu phải sử dụng cho tốt.Daisy PNG Clipart Image

22. Trong giáo dục gia đình, quy tắc, quy định không thể bởi vì bất cứ tình huống nào mà thay đổi, nếu không thì trẻ nhỏ nhất định sẽ lười nhác, nhất định sẽ đi đến chiều hướng ham chơi mà không tuân thủ quy tắc.Daisy PNG Clipart Image

23. Để dạy tốt con trẻ, người Cha nên đóng vai phản diện, người Mẹ nên đóng vai chính diện bởi vì người nam thuộc cương, người nữ thuộc nhu. Người chồng nên đóng vai phản diện thì trẻ nhỏ mới không dễ dàng gây rối. Thiên tính của người nữ là tương đối nặng tình cảm, đều rất quan tâm đối với trẻ nhỏ, nên người Mẹ diễn chính diện là tự nhiên nhất. Ân đức và uy nghiêm phải đồng nhau, sự phối hợp giữa hai vai phản diện và chính diện phải cẩn thận.Daisy PNG Clipart Image

24. Quy trình phối hợp giữa Cha và Mẹ để trách phạt khi con trẻ mắc lỗi:

(Biên tập từ phương pháp dạy con trẻ của Thầy Thái Lễ Húc)

Bước 1: Cha/ Mẹ giảng giải, khuyên nhủ con 3 lần.

Bước 2: Nếu khuyên nhủ không thành công, người đóng vai phản diện cắt đứt hết tất cả “viện binh” của con. (“Viện binhlà những người luôn bênh vực, nhượng bộ con) để giúp con trẻ hiểu rằng phương pháp “làm càn làm quấy” tuyệt đối sẽ không giúp con đạt được mục đích.

Bước 3: Sau khi con tĩnh tâm lại, không còn thái độ bướng bỉnh, càn quấy nữa (VD: con nín khóc, thôi không ăn vạ nữa…), Cha/ Mẹ bắt đầu giảng giải cho con hiểu đạo lý & những điều hay lẽ phải.

Bước 4: Cha/ Mẹ để con tự nói ra lỗi của mình bằng câu hỏi: “Con vừa phạm phải lỗi lầm gì?”. Chúng ta phải để trẻ nhỏ tự mình nói ra, phải để ngay trong ký ức của trẻ không thể chứa đựng việc bị trừng phạt, mà phải chứa đựng việc chính mình phạm phải những lỗi lầm gì. Cha/ Mẹ đề nghị trẻ khoanh tay, cúi đầu & nói lời xin lỗi, sau đó cảm ơn Cha Mẹ đã ân cần dạy dỗ.Daisy PNG Clipart Image

25. Mỗi ngày chúng ta nên bỏ ra mười phút dành cho con. Trong mười phút này, điện thoại phải tắt đi, chúng ta đem sách Thánh Hiền ra, đem “Những Câu Chuyện Giáo Dục Đạo Đức” ra giảng cho con cái nghe hai điều mỗi ngày. Chúng ta liên tục không ngừng làm như vậy, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy chúng ta rất quan tâm đến chúng.Daisy PNG Clipart Image

26. Trong năm mối quan hệ ngũ luân, quan hệ vợ chồng là quan trọng nhất. Vợ chồng chính/chánh thì ngũ luân chính/chánh.Daisy PNG Clipart Image

27. Phương pháp học tập là một môn thâm nhập, trường thời huân tu. Chúng ta học tập trước tiên từ một môn “Đệ Tử Quy” này mà thâm nhập thì sẽ nắm được cương lĩnh của đạo đức. Thâm nhập phải làm đến giải – hành tương ưng, sau khi lý giải rồi, nhất định phải thực hành. Việc quý vị thực hành sẽ giúp quý vị càng hiểu rõ đạo lý Thánh Hiền. Hiểu được càng sâu thì lý giải sẽ được càng sâu. Lý giải được càng sâu thì quý vị thực hành được càng thiết thực. Lý giải giúp cho thực hành, thực hành lại giúp cho lý giải. Vì vậy, chúng ta học một câu nhất định phải hiểu được phải mau đi thực hành, phải “trường thời huân tu” (huân tu lâu dài). Lâu dài là chỉ mỗi giờ, mỗi phút.Daisy PNG Clipart Image

28. Chỉ cần chúng ta liên tục không ngừng nghỉ, mỗi ngày sớm tối đem “Đệ Tử Quy” đọc qua một lần, bảo đảm sau ba tháng, chúng ta sẽ cảm thấy đạo đức học vấn có tiến bộ rất lớn.Daisy PNG Clipart Image

29. Học “Đệ Tử Quy”: Đệ Tử là chỉ học trò của Thánh Hiền nhân. Chữ Quycũng là chữ hội ý, bên trái là chữ Phu, bên phải là chữ Kiến, nên gọi là kiến giải của đại trượng phu. Kiến giải của đại trượng phu nhất định là tùy thuận giáo huấn của Thánh Hiền, cũng chính là chân lý của nhân sinh về việc đối nhân, xử thế. Chúng ta học “Đệ Tử Quy” mới có thể dạy tốt được trẻ nhỏ. Muốn dạy con cái thì trước tiên phải dạy chính mình. Muốn dạy tốt con trai, con gái, trước tiên phải nâng cao chính mình. Chính mình phải học tốt trước, như vậy mới có thể làm tốt được công tác thân giáo.