LỜI VÀNG Ý NGỌC
Trích dẫn từ tập 9 bộ sách “Con đường đạt đến Nhân Sinh Hạnh Phúc” .
Người giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc
1. Thực hiện “Sáng phải thăm, tối phải viếng” quan trọng nhất là để cha mẹ được yên lòng.
2. Chúng ta làm con cái một ngày nhớ cha mẹ có hai lần, xin hỏi cha mẹ nhớ chúng ta một ngày bao nhiêu lần?
3. “Đi phải thưa, về phải trình”: Khi cần đi ra ngoài, chúng ta phải nói với cha mẹ là chúng ta đi đâu, khi trở về cũng phải thưa với cha mẹ là mình đã trở về. Kỳ thực những thói quen này của con cái rất là quan trọng, không được xem thường những tiểu tiết này. Khi con cái biết được “sáng phải thăm, tối phải viếng” thì mỗi một câu hỏi thăm của chúng đối với cha mẹ cũng đều tăng thêm tình cha con. Mỗi một lần “đi phải thưa, về phải trình” đều là để cho cha mẹ hiểu, tất cả những hành vi của chúng ta đều không được tăng thêm sự lo lắng cho cha mẹ.
4. Ngoài đối với cha mẹ, chúng ta phải “đi phải thưa, về phải trình” ra, thì đối với người nhà, ví dụ như đối với vợ/ chồng, chúng ta cũng cần phải “đi phải thưa, về phải trình”. Đối với những người quan tâm đến ta, chúng ta đều phải để cho họ yên tâm mới đúng! Đây là làm người thì phải thông cảm lẫn nhau.
5. Nếu như vợ chồng với nhau mà không thẳng thắn, không chân thành, vẫn phải che giấu thì mấy mươi năm sống với nhau sẽ rất đau khổ. Xây dựng tổ ấm gia đình có một nguyên tắc rất quan trọng. Đó là không có bí mật, ăn ở với nhau chân thành, cùng bao dung lẫn nhau. Như thế thì cuộc sống rất ung dung, tự tại.
6. Ngoài việc trong gia đình phải “đi phải thưa, về phải trình” ra thì trong công việc, trong công ty, thật ra chúng ta cũng phải “đi phải thưa, về phải trình”. Ví dụ như chúng ta có việc phải ra ngoài nhưng không nói với ai, đến lúc có việc cần nhất định phải tìm chúng ta mà người ta lại không biết chúng ta đi đâu. Như vậy chúng ta sẽ làm người ta rất sốt ruột, cấp trên nhất định sẽ trách mắng chúng ta. Đến lúc đó, họ sẽ có cảm giác không tin tưởng chúng ta vì chúng ta làm việc không cẩn thận.
7. Cho nên nói “đi phải thưa, về phải trình” là để chúng ta hiểu biết được một điều là phải để cho những người xung quanh chúng ta không phải lo lắng, sốt ruột vì không biết chúng ta đi đâu. Sau đó chúng ta cũng phải thường xuyên nhận thức xem một lời nói, một hành động của chúng ta có trở thành gánh nặng cho người khác không để từ đây phải lưu tâm, phải nỗ lực.
8. Chúng ta cần hiểu rõ, thói quen xấu của một người khi đã thành lệ thì rất khó bỏ. Cho nên nói: “Trò chơi làm mất ý chí”. Hơn nữa trẻ em thời nay lại không có chí hướng. Vậy thì đối với trò chơi chúng thật đã bị mê muội tâm trí, chân thật bị đắm chìm trong những trò chơi này mà không thể tự thoát ra được. Cho nên thời nay chúng ta thấy có rất nhiều báo đưa tin rằng có một số học sinh bởi vì lên mạng cả đêm cho nên đã phát sinh vấn đề. Chúng ta sống vào thời nay, là phụ huynh thì phải đặc biệt cẩn trọng, bởi vì có rất nhiều thiết bị khoa học công nghệ cao, chúng ta chưa thu được lợi ích thì đã bị nó hại rồi.
9. Như chúng ta đã thấy, học sinh tiếp xúc quá sớm với mạng internet thì tinh thần nghiên cứu, đạo đức, học vấn của học sinh không nâng cao lên không bởi vì năng lực xác định vấn đề của chúng không đủ. Chúng ta lại không quan tâm đến việc chúng vào mạng như thế nào, cho nên rất có thể chúng sẽ giao lưu với những người bạn xấu trên mạng. Chúng lại không có năng lực phán đoán, lại không có lý trí bởi chưa có kinh nghiệm. Cho nên bạn trên mạng chỉ cần nói mấy câu ngon ngọt là chúng sẽ đi vào con đường sai lầm, cuộc sống rất có thể sẽ là: “Vấp ngã một bước thành ân hận ngàn đời”. Khi con cái chân thật phạm phải sai lầm khó có thể cứu vãn, lúc ấy thì cha mẹ sẽ phải ân hận cả đời, cho nên không thể không thận trọng.
10. Các vị phụ huynh phải để cho việc học hành của con cái đi vào quỹ đạo, phải để cuộc sống của chúng có quy luật, phải có thói quen học hành một cách cố định.
11. “Ở ổn định, nghề không đổi”: Cuộc sống của chúng ta phải rất có quy luật thì học nghiệp của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta, gia nghiệp của chúng ta mới có thể đứng vững được.
- Đối với học nghiệp, chúng ta phải “ở ổn định”: Thói quen thành tự nhiên. Thật ra để giáo dục con cái không khó khăn như chúng ta tưởng tượng. Quan trọng nhất là chúng ta phải làm gương. Cha mẹ học tập “ở ổn định” thì con cái cũng sẽ noi theo.
- Đối với sự nghiệp, chúng ta phải “ở ổn định”: Nếu như công việc của chúng ta không ổn định, thường thường thay đổi, thì người lo lắng nhất không ai bằng cha mẹ. Học nghiệp của chúng ta, sự nghiệp của chúng ta cần phải để cho cha mẹ yên tâm.
- Đối với gia nghiệp, chúng ta phải “ở ổn định”: Vợ chồng ăn ở với nhau hòa thuận thì cha mẹ mới yên lòng. Thế hệ sau được giáo dục tốt thì cha mẹ cũng yên lòng. Để cho cha mẹ có thể yên lòng với gia đình của chúng ta thì chúng ta phải có trí tuệ, vợ chồng ăn ở hòa thuận với nhau. Chỉ cần vợ chồng hòa thuận thì cũng có thể dạy tốt con cái.12. Mạnh Tử có câu nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tội bất hiếu có ba, không con nối dõi là tội lớn nhất). Ý nghĩa sâu xa của “Vô hậu vi đại” là sinh ra con nhưng không dạy dỗ tốt con cái, để con trở thành phá gia tri tử, để nó làm mất mặt Cha Mẹ, Tổ tông.
13. Câu chuyện “Mẹ cắn ngón tay, tim con đau nhói” của ngài Tăng Sâm cho chúng ta thấy đích thực là giữa mẹ và con có mối liên kết tâm linh. Khi cha mẹ lo lắng cho chúng ta, chúng ta có cảm nhận được. Nếu như chúng ta không cảm nhận được, chứng tỏ rằng lòng quan tâm đến cha mẹ của chúng ta chưa đủ.14. Vợ chồng sống với nhau chỉ cần tuân thủ một lời khuyên thì đảm bảo sẽ sống với nhau đến đầu bạc răng long: Từ lúc kết hôn đến khi già, chỉ nên tìm thấy cái ưu điểm của người phối ngẫu, không nên tìm khuyết điểm của người phối ngẫu.15. Thời kỳ yêu đương say đắm, chúng ta thường nghĩ: “Ta phải làm gì cho người yêu?”. Sau khi kết hôn rồi, khi giấy đăng ký kết hôn được đóng dấu thì sự suy nghĩ của ta đã thay đổi, đã biến thành: “Họ phải làm gì cho ta?”. Và thế là ta yêu cầu đủ thứ. Cho nên sau khi kết hôn, áp lực ngày càng tăng, sống với nhau lâu dài thì sẽ phát sinh cọ sát, dần dần không biết cảm ơn sự hy sinh của người phối ngẫu, không biết khoan dung, rộng lượng với nhau. Cho nên, chỉ cần suy nghĩ sai đi thì ta sẽ từ thiên đường đến địa ngục. Cho nên từ thiên đường đến địa ngục không phức tạp chút nào, chỉ trong một ý niệm. Thiên đường hay địa ngục cũng chỉ khác nhau ở một ý niệm mà thôi.16. Thật ra vợ chồng sống với nhau quan trọng nhất là trạng thái tâm lý. Khi chúng ta thường xuyên biết hâm mộ ưu điểm của người phối ngẫu, người phối ngẫu sẽ cảm thấy mình càng ngày càng phải sống tốt hơn mới phải.17. Có rất nhiều người, khi người nhà về đến nhà thì cái đầu của họ cúi gằm xuống, tiếp tục xem báo, không có một biểu hiện nào. Mặt trái của yêu thương không phải là thù hận mà là lạnh nhạt. Lạnh nhạt có tính sát thương còn lớn hơn cả thù hận. Nếu chúng ta thù hận thì có lúc còn tức giận, mắng mỏ mấy câu, tình cảm còn có thể giao lưu. Nhưng nếu coi như không đối với sự hy sinh của người khác, sự lạnh nhạt đó sẽ làm cho người ta thất vọng, đau khổ.18. Lịch sự, lễ phép là khoảng cách tốt đẹp giữa người với người. Khi chúng ta luôn quan tâm đến người khác từ những chi tiết nhỏ bé thì con người sẽ sống hòa hợp với nhau. Từ những chi tiết nhỏ bé của cuộc sống cũng có thể giúp chúng ta biết cách đối xử lịch sự, lễ phép với người khác.19. Thí nghiệm về tác động của ý niệm của chúng ta đối với nước: Một ý niệm thiện sẽ làm cho kết tinh của nước trở nên rất đẹp. Chúng ta nói với nó: “Tôi rất cảm ơn bạn! Tôi rất yêu bạn!” thì kết tinh nước sẽ rất đẹp. Nhưng nếu chúng ta nói: “Ta rất ghét mày! Ta căm thù mày!” thì kết tinh nước đó sẽ trở nên rất xấu xí.20. Thí nghiệm về tác động của ý niệm của chúng ta đối với quả táo: Chúng tôi lấy quả táo để làm thí nghiệm, để một quả táo ở cửa trước và một quả táo ở cửa sau. Quả táo ở cửa trước được khen ngợi, quả táo ở cửa sau bị trách mắng. Chân lý phải dựa vào bản thân đi chứng thực. Kết quả một tuần sau, quả táo ở cửa trước thực sự vẫn nhẵn bóng, còn quả táo ở cửa sau đã có mấy vết nhăn.21. Thí nghiệm về tác động của ý niệm của chúng ta đối với cơm: Đặt ba bát cơm, một bát được khen ngợi: “Nhờ có bạn mà thân thể tôi mới có được dinh dưỡng”. Bát thứ hai thì bị trách mắng: “Sao mày lại khó ăn như vậy!”. Bát thứ ba để nguyên không động đến, không nói chuyện với nó. Kết quả sau một tuần lễ, bát cơm thứ nhất lên men, thơm tho. Bát thứ hai có mùi hôi, xám đen. Bát thứ ba cũng có mùi hôi, thậm chí còn hôi hơn bát thứ hai. Tại sao vậy? Lạnh nhạt, các vị đã không thèm quan tâm đến nó. Chiến tranh nóng ác liệt hay chiến tranh lạnh ác liệt hơn? Chiến tranh nóng sẽ không bị bệnh ung thư nhưng chiến tranh lạnh rất dễ bị ung thư, bởi nó rất khó chịu, rất khổ sở.22. Vợ chồng chung sống với nhau, người nhà chung sống với nhau còn phải thêm tính hài hước.23. Làm nam giới cần ghi nhớ một câu gọi là: “Một lời nói ngon ngọt thì có làm thân trâu, thân ngựa cũng cam lòng”. Người chồng phải thường xuyên khen ngợi vợ!24. Làm người vợ cần phải ghi nhớ, cho dù chồng mua thứ gì về nhà cũng không được chê bai. Không chừng anh ấy phải chọn mất cả ngày mới mua được mấy cái ly đẹp.25. Người với người sống chung với nhau, chỉ cần chúng ta duy trì một phương pháp gọi là: “Tứ Nhiếp Pháp” thì nhất định có thể sống với người khác một cách hòa thuận. Đây là phương pháp dùng cho quan hệ giữa con người với con người.
- Điều thứ nhất: “Bố thí”: Từ ngữ hiện đại gọi là thường xuyên mời khách, tặng quà cho người khác. Chúng ta không cần thiết phải mua châu báu hột soàn vì như vậy chúng ta nhất định chịu không nổi. Lễ mọn nhưng tình nghĩa nặng.
- Điều thứ hai: “Ái ngữ”: Chúng ta nên thường xuyên khen ngợi phối ngẫu, thường nói lời an ủi phối ngẫu. Đương nhiên lời nói “ái ngữ” này không hẳn chỉ toàn những lời lẽ bùi tai, vì yêu thương là thật tâm quan tâm phối ngẫu. Chúng ta là những người làm vợ thì phải có thể giúp chồng dạy con, và đối với sự sai sót của chồng chúng ta cũng phải khuyên nhủ. Nhưng khuyên nhủ cũng cần chú ý đến thái độ, chú ý đến phương pháp. Phải dùng thái độ nào? Đệ Tử Quy có đưa ra phương pháp dạy. Cho nên “Đệ Tử Quy” có thể giải quyết được vấn đề của vợ chồng.
- Điều thứ ba: “Lợi hành”: Chúng ta thường xuyên phải nghĩ đến sự tiện lợi, ích lợi cho người phối ngẫu, để cho họ cảm thấy dù họ làm việc vất vả đến mấy cũng có một người luôn đồng hành với họ.
- Điều thứ tư: “Đồng sự”: Vợ chồng có cùng một sự nghiệp, đó là gia nghiệp: Quản lý tốt gia đình, nuôi nấng, dạy dỗ con cái cho thật tốt. Cho nên vợ chồng phải thường xuyên trao đổi về cách giáo dục con cái. “Đồng sự” là cùng nhau xây dựng quan niệm chính xác. Chúng ta có thể thông qua các câu chuyện giáo dục đức hạnh để dạy con, thông qua cách dạy con trong “Đệ Tử Quy”, để từ từ có chung quan điểm.