Lời Vàng Ý Ngọc – Tập 10

 

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Trích dẫn từ tập 10 bộ sách “Con đường đạt đến Nhân Sinh Hạnh Phúc” .

Người giảng: Thầy giáo – Tiến sĩ Thái Lễ Húc

 

1. Học nghiệp, sự nghiệp, gia nghiệp chúng ta đều phải làm cho tốt để cha mẹ có thể yên lòng.

2. Đối với nghề nghiệp, chúng ta nên chọn công việc mà mình thích hợp, sau đó tận tâm, tận lực phát triển, tuyệt đối không được theo đuổi mục tiêu cao xa không thực tế.

3. Đối với công việc, chúng ta cũng phải làm ăn chắc chắn, không nên theo đuổi mục tiêu cao xa không thực tế, và nhất là không được nóng vội, nếu không rất có thể sẽ ảnh hưởng đến cả những người thân ở xung quanh chúng ta. Chúng ta làm việc càng chắc chắn thì sẽ làm cho người khác càng yên tâm.

4. Chúng ta làm gì cũng phải làm đâu chắc đó, không được nóng vội. Hơn nữa vui vẻ khi gặp mặt thì cũng phải vui vẻ lúc chia tay. Nếu như chia tay không vui vẻ thì những oán khí này sẽ ngăn cản chúng ta phát triển sự nghiệp. Khi chúng ta làm đâu chắc đó, tự để cho những cơ hội đến lúc chín muồi thì tự nhiên sẽ thành công.

5. Ở vào thời nay, có rất nhiều người thường hay mong muốn giàu có nhanh chóng. Trong thiên hạ, thật ra làm gì có bữa ăn nào là miễn phí. Khi có ‎ý muốn làm giàu nhanh chóng thì có một câu nói: “Dục tốc tắc bất đạt”.

6. Thường thường khi một người thay đổi công việc, thì thật ra trong lòng anh ấy đang rất nóng lòng. Khi một người nóng lòng thì anh ấy rất khó đưa ra được sự lựa chọn chính xác. Hơn nữa khi anh ấy thay đổi công việc, rất có thể sẽ làm cho cha mẹ bắt đầu cảm thấy lo lắng. Mặt khác, cứ mỗi lần anh ấy thay đổi công việc như vậy, chân thật sẽ ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của xã hội đối với anh ấy.

7. Những của cải trong cuộc đời, tuyệt đối không phải chúng ta đi tranh cướp mà có được. Tục ngữ có câu: “Số có của thì trước sau gì cũng có, số không có thì có cầu cũng không được”. Muốn gặt được quả gì thì điều quan trọng nhất là ta trồng thứ gì? Nguyên nhân chân thật của sự giàu có là phải biết thường xuyên “bố thí”, làm nhiều việc có ích cho xã hội. Bố thí nhiều tự nhiên sẽ được giàu có.

8. Thật ra có rất nhiều việc thiện lớn đều từ việc thiện nhỏ góp lại mà nên, có rất nhiều việc ác lớn đều từ việc ác nhỏ tích lũy mà thành. Cho nên Lưu Bị đã từng khuyên con ông một câu rất quan trọng đó là: “Đừng nghĩ việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà làm”. Một lời nói, một cử chỉ của trẻ nhỏ ở trong gia đình cũng không thể cẩu thả, không được tùy tiện, bởi sau này ra ngoài đời có thể sẽ phạm phải lỗi lớn. Đương nhiên khi muốn trẻ nhỏ “vật thiện vi(chớ tự làm) thì phụ huynh cũng phải “vật thiện vi(chớ tự làm) để làm gương cho con trẻ.

9. Đối với trẻ nhỏ, có rất nhiều việc chúng ta phải nhắc nhở thường xuyên, nhất là về phương diện an toàn. Chỉ cần những hành động có thể nguy hiểm đến tính mạng thì chúng ta nhất định phải thường xuyên nhắc nhở trẻ nhỏ. Hơn nữa có lúc không chỉ là nhắc nhở một lần, mà phải nhắc nhở đi, nhắc nhở lại nhiều lần. Nếu như trẻ thường xuyên được dặn dò thì sự nhạy bén của chúng đối với vấn đề an toàn sẽ rất cao.

10. Tổ tiên dạy rằng: “Lạc bất khả cực, lạc cực sinh bi”.

11. Ngoài việc phải chú ý sự an toàn của bản thân, chúng ta cũng phải nhắc nhở trẻ nhỏ tuyệt đối không được làm những động tác có thể gây nguy hiểm cho người khác. Khi trẻ nhỏ có thái độ như vậy thì chúng sẽ thường xuyên quán chiếu xem lời nói, hành động của mình có gây nguy hại cho ai không.

12. Về phương diện phép tắc, chúng ta cũng phải yêu cầu trẻ nhỏ tuân thủ phép tắc, sự tuy tiểu, vật thiện vi” (việc tuy nhỏ, chớ tự làm).

13. Nếu chúng ta có cơ hội đi ra nước ngoài, cá nhân chúng ta đang đại diện cho một quốc gia, một dân tộc. Chúng ta không được làm Tổ quốc của mình bị mất mặt. Chúng ta phải thực hiện bắt đầu từ chính bản thân mình, không được vứt rác bừa bãi, phải bảo vệ vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ an ninh nơi công cộng.

14. Học lực không đại diện cho giáo dưỡng, học lực không biểu hiện cách học làm người. Mà điều quan trọng nhất của giáo dục là phải dạy một người có thái độ đúng đắn để làm người, làm việc. Cho nên, nếu trong nhà trường mà không có biện pháp dạy những điều này, thì quan trọng hơn là sự giáo dục ở gia đình phải có nền tảng vững chắc mới phải. Thực ra thầy giáo ở trường cũng đều tận tâm, tận lực dạy bảo. Nhưng bởi một mình thầy phải dạy mấy chục học sinh nên thật không dễ dàng gì. Chỉ có phụ huynh rất tích cực kết hợp với thầy giáo thì hành vi, cuộc sống của trẻ mới có thể dễ dàng đi vào quỹ đạo.

15. Tục ngữ có câu: “Khi nhỏ ăn trộm cây kim, đến khi lớn lên có khi ăn trộm vàng”. Cho nên, chúng ta tuyệt đối không để cho trẻ em có hành vi thói quen tham những lợi nhỏ. Chúng ta phải dạy dỗ con cái vật tuy tiểu, vật tư tàng” (vật tuy nhỏ, chớ cất riêng). Không được lấy đồ của người khác, bởi về lâu dài thì sự ảnh hưởng sẽ rất sâu rộng. Một đứa trẻ khi đã có lòng tham, nếu nó muốn có món đồ gì thì sẽ không từ thủ đoạn nào để ăn trộm, ăn cướp. Dạy dỗ trẻ nhỏ không tham lam là dạy dỗ chúng sau này có lòng liêm khiết.

16. Sự liêm khiết rất là quan trọng. Người đời xưa thường nói “cử hiếu liêm”. Tại sao lại phải dùng “hiếu” và “liêm” để nhận định một con người có thể phục vụ cho quốc gia hay không, có thể làm quan hay không? Chúng ta hãy xem câu “Hiếu, đức chi bản”. Hiếu” là căn bản của đạo làm người. “Liêm” là căn bản đạo đức khi làm việc. Có lòng liêm khiết thì khi làm việc, người ta mới không mưu toan tư lợi cho riêng mình, mới chí công vô tư làm tốt công việc. Cho nên, căn bản của đạo làm người, làm việc là “hiếu” với “liêm”. Chính trị của một quốc gia có tốt hay không phải dựa vào liêm khiết hay không liêm khiết. Cho nên, “liêm” là căn bản của chính trị.

17. Xã hội hiện nay có rất nhiều hiện tượng, chúng ta hãy quay đầu nghĩ lại xem căn bản đầu tiên là vấn đề giáo dục. Bởi vì giáo dục đã bị lơ là mất một thời gian, bây giờ chúng ta có đi oán trách cũng vô dụng. Cho nên phải bắt đầu từ chính chúng ta, bắt đầu từ mỗi phụ huynh, từ mỗi một vị thầy giáo dạy dỗ con trẻ không được tham lam, nuôi dưỡng lòng liêm khiết của chúng. Như vậy sau mấy chục năm nữa, xã hội chúng ta mới có thể càng ngày càng tốt lên. Mấy mươi năm sau xã hội càng ngày càng liêm khiết, con cái càng ngày càng biết hiếu kính cha mẹ, hiếu kính trưởng bối. Khi ấy con cháu chúng ta mới có tiền đồ đáng kể. Cho nên công sức bỏ ra của mỗi vị phụ huynh và thầy giáo ngày hôm nay tuyệt đối sẽ không phí công vô ích.

18. “Vật tư tàng” (chớ cất riêng), ý thứ nhất ở đây muốn nói là không tham lam. Thứ hai là có những lúc tuy là đồ của mình nhưng cũng không nên chỉ biết một mình mình dùng, một mình mình hưởng thụ mà phải biết chia sẻ với người khác. Sau nữa là bồi dưỡng thái độ khẳng khái của trẻ nhỏ và giúp trẻ nhỏ mở rộng tâm lượng.

19. Cho còn hạnh phúc hơn nhận.

20. “Tài tán tắc nhân tụ”. Con người phải khẳng khái thì mới có được nhân hòa, thì cuộc sống và sự nghiệp mới phát triển được. Sự khẳng khái của chúng ta, chúng ta không tham lam cũng là một tấm gương tốt để cho trẻ em noi theo.

21. Ở nơi không có người nhìn thấy thì sẽ thấy được bản chất của một con người.

22. “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”, ý nói là nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương.

23. Chúng ta cần phải làm gương tốt cho trẻ em và hướng dẫn trẻ em cũng phải quý trọng của công, không được lấy của công làm của riêng mình. Đây cũng là một điểm rất quan trọng.

24. Chúng ta phải hướng dẫn cho bọn trẻ rằng mọi đồ vật đều có chủ, tuyệt đối không vì ý thích của mình mà lấy nó. Nếu ta lấy trộm món đồ của công thì ta đã nợ rất nhiều người. Sau này dù có làm trâu làm ngựa, ta cũng trả không nổi. Cho nên gọi là “Vật tuy tiểu, vật tư tàng. Cẩu tư tàng, thân tâm thương” (Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng. Nếu cất riêng, cha mẹ buồn).

25. “Cha mẹ thích, dốc lòng làm”. Hy vọng của cha mẹ đối với chúng ta, ví dụ như mong thành tích học tập của chúng ta được tốt, mong bài tập của chúng ta được tốt, chúng ta phải tận tâm, tận lực để hoàn thành điều mong muốn của cha mẹ. Nhưng nếu như mong muốn của cha mẹ là hiếu danh, hiếu lợi thì sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với con cái. Có thể con cái cũng sẽ hiếu danh, hiếu lợi. Khi bọn trẻ hình thành thái độ như vậy thì đối với cả cuộc đời của chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Cho nên, sở hiếu của cha mẹ cũng cần phải có giá trị nhân sinh quan đúng đắn.

26. Vào thời xưa, Sở Vương rất thích những người con gái eo nhỏ. Kết quả là trong cung có rất nhiều cô gái bị chết đói. Người dưới quyền thường hay phụ họa theo sở hiếu của người trên, kéo theo cả một nếp sống sai lầm. Nếp sống một nhà sai lầm thì nhà sẽ sụp đổ. Vua của một nước lôi kéo nếp sống sai lầm thì nước sẽ sụp đổ. Cho nên gọi là: “Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân. Nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng. Nhất nhân tham lệ, nhất quốc tác loạn”. Nếu như vua một nước tham lam tiền tài, kết cục có thể sẽ phát sinh xung đột với nhân dân. Một người tham ác thì một nước sẽ loạn.

27. Các bậc Thánh Hiền thời xưa đích thực là rất có trí tuệ. Họ biết cách kéo tơ bóc kén, có thể nhìn thấu được những ảnh hưởng không tốt về sau. Người học sách Thánh Hiền thời xưa đều có thể thấy mầm biết cây, nhìn thấy một số việc nhỏ là có thể liên tưởng đến sau này sẽ có những ảnh hưởng không tốt gì.

28. Điều chú trọng của các vị Quân vương thời xưa là tấm lòng yêu thương thiên hạ, phải dùng nhân đức đi chinh phục lòng người, đánh trận chỉ là việc bất đắc dĩ.

29. Dục vọng là vực thẳm.

30. Nếu như những nhà kinh doanh không được nghe giáo huấn của Thánh Hiền thì cuộc đời này của họ thật là nghèo đến nỗi chỉ có mỗi tiền mà thôi. Khi cuộc sống có tiền mà không có trí tuệ thì tiền sẽ là tai họa. Khi có tiền, bên ngoài lại có rất nhiều cám dỗ, có khi họ cũng bởi vì tiền mà bắt đầu chà đạp cuộc sống của chính mình. Bởi vậy đã từng có nghiên cứu điều tra, những nhà kinh doanh lớn thường có mấy kiểu kết cục như sau:

Tình huống thứ nhất: Lao tâm, lao lực

Hàng ngày làm việc chăm chỉ, làm việc quá tám tiếng đồng hồ, thậm chí vượt quá mười tiếng đồng hồ, nhưng đến tuổi trung niên phát giác mình bị bệnh ung thư, bị bệnh nặng. Chăm chỉ vất vả mười mấy, hai mươi năm trời cuối cùng không mang theo được thứ gì, đó gọi là lao tâm, lao lực. Cái kết cuộc này thật không tốt đẹp!

Nhân sinh là ba chữ: “bận rộn”, “đui mù”, “mù mịt”. Chữ thứ nhất là “bận rộn”. Trong chữ “bận rộn”, bên trái là chữ “tâm”, bên phải là chữ “vong”. Đây là biểu hiện cái tâm “chết”! Họ không thể cảm nhận được cha mẹ, vợ con bên cạnh cần gì. Ngày nào họ cũng rất là bận rộn, bận rộn nhiều quá sẽ tiến vào giai đoạn thứ hai là mắt không nhìn thấy gì. Cho nên họ quên hết bổn phận của mình, chỉ biết có mỗi một việc kiếm tiền. Và rồi họ cảm thấy cuộc đời mù mịt. Đây được gọi là “bận rộn”, “đui mù”, “mù mịt”.

Mục đích chân chính của sự nỗ lực trong cuộc đời không phải là trò chơi tiền bạc. Đó không phải là mục đích chân chính ban đầu của chúng ta. Mục đích chân chính ban đầu là muốn có một cuộc sống tốt cho gia đình. Cho nên chúng ta phải ghi nhớ kỹ mục tiêu của mình, không nên đi được nửa đường thì không biết phương hướng nữa. Đừng đi vào con đường “bận rộn” “đui mù”, “mù mịt”! Đây là tình huống đầu tiên.

Tình huống thứ hai: Tiếng xiềng xích gông cùm

Trong quá trình kiếm tiền, các nhà doanh nghiệp thường có lúc bí quá hóa liều, nên họ vi phạm luật pháp nhà nước. Con người tuyệt đối không được tham lam mà phải thật thà để kinh doanh buôn bán. Khi làm ăn trung thực thì tin rằng sẽ có sự hồi báo tốt đẹp. Và đương nhiên sau này cũng đừng để con cái chúng ta phải bí quá hóa liều, quan trọng hơn là phải dạy chúng từ khi còn nhỏ rằng: “Vật tuy tiểu, vật tư tàng” (Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng), dạy chúng liêm khiết có quy củ. Đó mới là căn bản.

Tình huống thứ ba: Hại đến sức khỏe

Nhà doanh nghiệp cũng kiếm được chút ít tiền, nhưng lại hại đến sức khỏe của mình, thường xuyên phải đi tiếp đãi khách nên sức khỏe kém đi. Khi một người đến tuổi trung niên mà không có sức khỏe thì anh ấy có hưởng được phúc hay không? Có khi cả nửa đời còn lại anh ấy phải làm bạn với thuốc men. Như vậy cũng không phải là một cuộc sống tốt đẹp.

Tình huống cuối cùng: Hình mẫu tốt đẹp

Nhà doanh nghiệp so ra thành công nhất là nhà doanh nghiệp có thể quan tâm đến cả sự nghiệp lẫn gia đình. Đây mới là hình mẫu tốt đẹp nhất. Thực ra khi chúng ta nhận thấy gia đình là quan trọng, tự nhiên chúng ta sẽ tích cực đi thực hiện. Sự thành bại của mọi sự việc đều do nỗ lực của con người quyết định, tuyệt đối không thể viện cớ người ở trong xã hội có nhiều việc không thể làm chủ chính mình được. Chỉ cần ta kiên trì thực hiện thì những người bạn của chúng ta sẽ điều chỉnh theo nguyên tắc của chúng ta.